Sự liên quan giữa răng miệng và sức khỏe

Đăng bởi Thanh Trúc vào lúc 04/05/2019

Vi khuẩn răng miệng có ảnh hưởng đến tim mạch?

Các chuyên gia cho rằng những người mắc bệnh viêm nướu sẽ có nguy cơ cao mắc phải các bệnh tim mạch. Mặc dù chưa có những minh chứng cụ thể về sự liên quan này, nhưng qua kết quả thống kê, chúng ta có thể lên kế hoạch chăm sóc răng miệng và cơ thể đúng phương pháp hơn.

Viêm nướu và bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu có thể làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Chỉ số đường trong máu tăng cao làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh về nướu. Và theo đó, các bệnh nướu răng lại làm cho việc kiểm soát lượng đường trong mau trở nên khó khăn. Hãy bảo vệ nướu răng bằng cách cố gắng cân bằng chỉ số đường huyết ở mức bình thường. Chải răng hằng ngày, vệ sinh kẽ răng và dùng nước súc miệng sát khuẩn. Đến khám định kỳ tại các phòng nha ít nhất là 2 lần/năm.

Khô miệng sẽ gây ra bệnh sâu răng

Những người bị hội chứng Sjögren gây ra triệu chứng khô miệng sẽ dễ bị mắc phải các vấn đề răng miệng. Hội chứng Sjogren là một rối loạn của hệ thống miễn dịch được xác định bởi hai triệu chứng phổ biến nhất của nó – khô mắt và khô miệng. Nước bọt bảo vệ răng và nướu khỏi vi khuẩn gây râu răng và viêm nướu. Vì vậy, việc khô miệng trong khoảng thời gian dài rất dễ dẫn đến các bệnh về răng và nướu.

Thuốc men có thể gây khô miệng

Có một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ là làm hạn chế chức năng của tuyến nước bọt. Các dạng thuốc kháng histamine, thuốc thông xoang, thuốc giảm đau và thuốc chống trầm cảm là các loại thuốc có thể gây khô miệng. Hãy báo cho nha sĩ hoặc bác sĩ điều trị của bạn biết nếu việc dùng thuốc làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bạn.

Căng thẳng và nghiến răng

Nếu bạn bị căng thẳng, hay lo lắng hoặc bị trầm cảm, bạn có nguy cơ cao phải đối mặt với các vấn đề răng miệng. Những người thường xuyên căng thẳng sẽ tiết ra một loại hormone gọi là cortisol gây hại cho nướu và cơ thể. Sự căng thẳng cũng sẽ dẫn đến thái độ hời hợt trong việc chăm sóc răng miệng. Theo thống kê thì có đến 50% trường hợp không quan tâm vệ sinh răng miệng nếu bị căng thẳng hoặc trầm cảm. Ngoài ra còn có các thói quen khác liên quan đến căng thẳng bao gồm nghiện thuốc lá, nghiện rượu bia và chứng nghiến răng.

Loãng xương và mất răng

Bệnh loãng xương có thể gây ảnh hưởng đến tất cả xương trong cơ thể của bạn, bao gồm cả xương hàm và có thể dẫn đến mất răng.

Ngoài ra, vi khuẩn tích tụ trong túi nha chu gây ra bệnh viêm nha cũng có thể phá vỡ xương hàm. Bisphosphonates - một loại thuốc điều trị bệnh loãng xương, có khả năng làm tăng nhẹ nguy cơ xuất hiện một tình trạng hiếm gặp gọi là thoái hóa xương và gây chết xương hàm. Do đó, nếu vì bệnh lý răng miệng mà bạn cần phải phẫu thuật răng thì hãy báo cho nha sĩ biết nếu bạn có sử dụng thuốc.

Nướu nhạt màu và bệnh thiếu máu

Bệnh thiếu máu có thể khiến cho miệng bị đau, nướu nhạt màu, lưỡi bị sưng viêm. Khi bị thiếu máu, cơ thể bạn không có đủ hồng cầu hoặc hồng cầu không đủ huyết sắc tố. Hậu quả là cơ thể bạn sẽ không nhận đủ oxy để nuôi dưỡng các tế bào. Thiếu máu có nhiều dạng và nhiều phương pháp điều trị. Các bác sĩ huyết học sẽ là những người tìm ra bệnh và đưa ra các phác đồ điều trị hợp lý cho bạn.

Các chứng rối loạn ăn uống làm mòn men răng

Nha sĩ có thể là người đầu tiên nhận ra các chứng rối loạn ăn uống của bạn, chẳng hạn như chứng cuồng ăn. Acid dạ dày trào ngược lên răng miệng có thể gây xói mòn men răng nghiêm trọng. Chán ăn, cuồng ăn và các rối loạn ăn uống khác cũng có thể gây ra rối loạn dinh dưỡng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

Bệnh tưa miệng và HIV

Những người mắc bệnh HIV/AIDS có thể bị tưa miệng, nổi mụn cóc, sưng đau, lở loét và bạch sản lông (hairy leukoplakia). Hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu và không có khả năng ngăn chặm vi khuẩn. Người nhiễm HIV/AIDS có thể bị khô miệng, tăng nguy cơ sâu răng, khiến cho việc nhai, nuốt và nói chuyện trở nên khó khăn.

Viêm nướu và viêm khớp dạng thấp

Những người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp gấp 8 lần so với người thường. Do các khớp ngón tay bị tổn thương dẫn đến sự khó khăn trong khi chải răng và dùng chỉ nha khoa. Một tin tốt là việc điều trị viêm nướu có thể làm giảm viêm khớp.

Mất răng và bệnh lý về thận

Hiện tại thì vẫn chưa có minh chứng rõ ràng 100% về sự liên quan giữa bệnh thận và bệnh nha chu. Nhưng các thống kê cho thấy rằng người lớn bị mất răng do viêm nha chu thường dễ mắc bệnh thận mãn tính hơn người bình thường. Vì vậy, việc chăm sóc răng và nướu của bạn có thể làm giảm nguy cơ phát triển các vấn đề thận mãn tính.

Viêm nướu và nguy cơ sinh non

Nếu bạn bị viêm nướu và viêm nha chu trong quá trình mang thai, bạn có nguy cơ sinh non rất cao. Việc mang thai làm thay đổi nội tiết tố và cũng làm gia tăng tình trạng bệnh nướu răng. Sự viêm nhiễm có thể là nguyên nhân dẫn đến sinh non ở sản phụ. Các bác sĩ sản khoa sẽ luôn lưu ý cho bạn về việc chăm sóc sức khỏe răng miệng để bảo vệ bản thân cũng bảo vệ thai nhi.

Nướu khỏe mạnh sẽ trông như thế nào?

Nướu khỏe mạnh sẽ trông hồng hào và săn chắc, không sưng đỏ. Để giữ sức khỏe cho nướu, bạn nên vệ sinh răng miệng đều đặn và đúng cách. Chải răng ít nhất 2 lần/ngày, súc miệng bằng nước súc miệng diệt khuẩn, tránh rượu bia, thuốc lá và thường xuyên khám răng định kỳ.

Như bạn đã thấy đấy, việc bảo vệ sức khỏe răng miệng cũng quan trọng không kém vì sự tương quan của răng miệng và sức khỏe tổng quan của cơ thể. Hãy liên hệ Kincare để được tư vấn về sức khỏe răng miệng và sản phẩm chăm sóc răng miệng phù hợp với bạn tại các thông tin bên dưới:

Website: www.kincare.vn

Hotline: 1900 6840 hoặc 0978 655 836

Facebook: https://www.facebook.com/KinCareVietnam/

 

binh-luan

ceniInfef

01/11/2022

is lasix a water pill This is most commonly achieved through intrauterine insemination IUI or in vitro fertilization IVF

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: