Hàm duy trì là gì? Cách làm sạch hàm duy trì đúng cách

Đăng bởi Vân 4T vào lúc 18/11/2022

Đã có nhiều trường hợp chứng minh rằng hầu hết người niềng răng, việc sử dụng hàm duy trì được khuyến khích, thậm chí là cần thiết để đạt được kết quả tốt sau khi tháo dụng cụ chỉnh nha cố định. Vì sau khi tháo, răng sẽ có xu hướng trở lại vị trí tự nhiên ban đầu của chúng, việc sử dụng hàm duy trì sẽ giúp ổn định răng ở vị trí mới, giúp mô nướu tái cấu trúc, củng cố kết quả niềng răng tốt nhất có thể.  

Hàm duy trì là gì?

Có hai loại hàm duy trì là hàm cố định và hàm tháo lắp
Hàm duy trì cố định

Hàm sử dụng thanh kim loại làm từ dây thép, có hình thẳng hoặc xoắn, dây duy trì gắn vào mặt trong của răng. Hàm cố định mang lại hiệu quả cao, rút ngắn thời gian sử dụng do lực kéo răng ổn định, chắc chắn.

Hàm duy trì tháo lắp

Hàm được làm từ nhựa trong suốt, chất liệu dẻo kết hợp cùng với cung kim loại ôm cung răng, mẫu hàm được các Nha sĩ lấy kích thước và gửi về xưởng để làm, nên chúng ôm sát khít bề mặt răng. Do có thể tháo lắp vào răng một cách dễ dàng, nên việc vệ sinh cũng thuận tiện hơn.

Vệ sinh hàm duy trì đúng cách

Vệ sinh hàm duy trì đúng cách rất quan trọng để tránh phát sinh các vấn đề bệnh lý răng miệng và đảm bảo tuổi thọ của các loại khí cụ sau khi niềng, tránh gây hư hỏng trong quá trình sử dụng. Hàm cố định và hàm tháo lắp, mỗi loại có những cách vệ sinh khác nhau:

Hàm cố định

Với hàm duy trì cố định, cần đến Nha sĩ thăm khám định kỳ theo lịch hẹn, qua đó sớm phát hiện mảng bám, vôi răng, vị trí gắn sai lệch để có sự điều chỉnh phù hợp giúp răng miệng khỏe mạnh.

Cần tuân thủ quy trình vệ sinh răng miệng hàng ngày, đánh răng 2-3 lần/ngày với bàn chải mềm, kết hợp cùng nước súc miệng hàng ngày giúp loại bỏ mảng bám ở những nơi tiếp giáp giữa dụng cụ với răng, cho khoang miệng sạch, ngừa bệnh răng miệng phát sinh.

Bên cạnh đó, cách vệ sinh hàm duy trì cố định tại nhà mà bạn nên tuân thủ đó 

Hàm duy trì tháo lắp

Đều đặn 2-3 ngày, cần vệ sinh hàm duy trì một lần, bằng cách tháo hàm ra, sử dụng bàn chải và kem đánh răng chứa fluoride để làm sạch mảng bám, vi khuẩn, thức ăn thừa bám lại trên hàm. Cần thực hiện nhẹ nhàng, kỹ càng, cất hộp cẩn thận nếu không có nhu cầu đeo ngay, tránh để lung tung làm mất vệ sinh và thất lạc.

Trường hợp hàm duy trì tháo lắp xuất hiện các vết ố vàng, trắng mà không thể làm sạch, hãy đến Nha sĩ để được hỗ trợ và thay thế hàm mới. 

Hộp đựng hàm duy trì cũng cần thường xuyên vệ sinh vì đây cũng là môi trường dễ tích tụ vi khuẩn gây hại, hộp chỉ cần ngâm trong hỗn hợp nước nóng, xà phòng là có thể sạch.

Cần lưu ý vấn đề gì khi sử dụng hàm duy trì?

  • Tránh thức ăn quá cứng, quá dai, hạn chế các đồ uống có cồn, ga.
  • Ăn uống nhẹ nhàng, không dùng lực quá mạnh tránh tình trạng răng mọc xô lệch.
  • Từ bỏ thói quen xấu như nghiến răng, cắn bút, sử dụng miệng để mở đồ vật…
  • Với hàm duy trì cố định không được tự ý điều chỉnh, tháo ra, cần đến Nha sĩ thăm khám thường xuyên theo lịch hẹn.
  • Với hàm duy trì tháo lắp sau khi sử dụng cần cho vào hộp đựng, tránh bụi bẩn, rơi vỡ. Khi ăn uống, vận động mạnh, vệ sinh răng miệng nên tháo ra. 

 

 

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: