-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
RĂNG SÂU Ở TRẺ EM VÀ NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
Đăng bởi Châu Châu vào lúc 14/06/2023
SÂU RĂNG LÀ GÌ VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY SÂU RĂNG
Sâu răng là sự phá hủy các mô cứng của răng do quá trình khử khoáng gây ra bởi các axit có trong mảng bám răng. Khi không được điều trị đúng lúc các lỗ sâu sẽ hình thành và theo thời gian sẽ chạm đến các lớp sâu hơn của răng. Quá trình này hoàn toàn không hề gây đau đớn cho đến khi chạm vào dây thần kinh.
Theo Khảo sát quốc tế về sức khỏe răng miệng trẻ em, tỷ lệ sâu răng ở răng sữa ở trẻ là 36%.
KHI NÀO RĂNG SÂU XUẤT HIỆN Ở TRẺ EM VÀ TẠI SAO?
Bệnh Sâu răng ở trẻ có thể xuất hiện từ khi bé còn rất nhỏ - khi những chiếc răng sữa đầu tiên bắt đầu nhú lên. Đây còn được gọi là bệnh sâu răng của trẻ tuổi bú sữa (baby bottle tooth decay) do việc bú bình thường xuyên và gây ra bởi một số loại vi khuẩn sống trong miệng. Loại sâu răng này có thể xảy ra ở trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi.
Ở trẻ lớn hơn có thể do các nguyên nhân mà bố mẹ đã biết:
-
Sự xuất hiện của vi khuẩn sản sinh ra axit trong miệng
-
Men răng nhạy cảm
-
Do ăn các thực phẩm giàu carbohydrate như đồ ngọt, đồ uống có đường
-
Cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng
Tất cả điều này có thể dẫn đến trạng thái lý tưởng cho sự lây lan của vi khuẩn tạo ra axit phá vỡ men răng.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT BÉ SÂU RĂNG?
Thường bố mẹ sẽ chỉ phát hiện bé bị sâu răng khi bé bắt đầu thấy đau tức là lỗ sâu đã ở giai đoạn nặng. Sự hình thành và hoạt động của mảng bám vi khuẩn trên răng không dễ phát hiện bằng mắt thường. Bởi vậy các nha sĩ thường chẩn đoán sâu răng ở trẻ em thông qua kiểm tra định kỳ.
- Dấu hiệu đầu tiên là răng bắt đầu xỉn màu. Sau đó răng bé xuất hiện đường viền màu vàng, nâu hoặc đen. Đây chính là sự mất chất và vỡ men răng xuất hiện.
- Khi hơi thở bé có mùi hôi và thậm chí đau ở răng là lúc sâu răng đã đến dây thần kinh hoặc sắp đến tủy răng.
THÓI QUEN GÂY SÂU RĂNG Ở TRẺ
Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành sâu răng ở răng sữa. Tuy nhiên, yếu tố chính và phổ biến nhất gây sâu răng ở trẻ em là vệ sinh răng miệng kém.
-
Không vệ sinh răng và nướu sau mỗi bữa ăn hoặc làm không đúng cách sẽ tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn trong miệng phát triển và hình thành mảng bám vi khuẩn. Phần còn lại của thực phẩm và đồ uống chính là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn càng phát triển.
-
Răng sữa có ít khả năng bảo vệ hơn răng trưởng thành vì khoang tủy (nơi chứa dây thần kinh) rộng hơn, do đó chúng có nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn.
-
Việc tiêu thụ thực phẩm ngọt, giàu đường cũng là một yếu tố chính gây sâu răng ở trẻ em. Bởi đường sẽ tạo điều kiện giải phóng axit làm hỏng men răng.
SÂU RĂNG Ở TRẺ EM ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ THẾ NÀO?
-
Sâu răng ở trẻ từ 2 đến 5 tuổi
Để điều trị sâu răng, nha sĩ sẽ tính đến mức độ tổn thương của răng. Sâu răng ở răng sữa có thể tiến triển nhanh chóng, vì vậy điều quan trọng là phải gặp bác sĩ chuyên khoa khi có bất kỳ dấu hiệu sâu răng nào ở trẻ sơ sinh. Điều trị sâu răng tạm thời đúng lúc sẽ giúp răng vĩnh viễn sau này không bị ảnh hưởng.
-
Sâu răng ở trẻ em từ 6 đến 12 tuổi
Trong những trường hợp nhẹ nhất, nếu sâu răng được phát hiện sớm, có thể trám bít, hàn kín vùng răng bị tổn thương bằng vật liệu hàn chuyên dụng.
Trong trường hợp nặng hơn khi nhiễm trùng đã gây tổn thương dây thần kinh, có thể phải lấy tủy răng hoặc tùy thuộc vào mức độ phá hủy của thân răng, có thể phải nhổ răng.
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA ĐƯỢC KHUYẾN KHÍCH
Biện pháp phòng ngừa quan trọng nhất là vệ sinh hàng ngày từ khi những chiếc răng đầu tiên của bé xuất hiện. Theo WHO, vệ sinh răng miệng tốt giúp giảm tỷ lệ sâu răng tới 50%.
Vì lý do này, Laboratorios KIN khuyến nghị sử dụng bàn chải và kem đánh răng dành cho trẻ em, thường xuyên đến nha sĩ nhi khoa và thói quen ăn uống tốt là chìa khóa để ngăn ngừa sâu răng ở trẻ em.