-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Những vấn đề khiến răng bạn bị đau
Đăng bởi Thanh Trúc vào lúc 22/04/2019
Bạn nghiến răng khi căng thẳng
Trong những lúc tức giận, căng thẳng hoặc phải tập trung cao độ, bạn có thói quen nghiến chặt hàm hay không? Sự căng thẳng đó khiến cho răng bạn nghiến lại. Về lâu về dài, nghiến răng sẽ gây đau nhứt các răng và có thể dẫn đến nhiều bệnh lý khác nhau về răng.
Thói quen nghiến răng hằng ngày
Đôi khi, kể cả khi bạn không cảm thấy căng thẳng, bạn cũng sẽ vô thức nghiến răng trong khi ngủ. Điều này có thể xảy ra khi bạn bị chứng rối loạn giấc ngủ, lệch khớp cắn hoặc do bạn bị mất răng… Hãy tìm đến nha sĩ hoặc các chuyên gia nha khoa để tìm hiểu về miếng bảo vệ răng trong khi ngủ.
Bạn súc miệng quá nhiều lần
Việc súc miệng nhiều lần trong ngày có thể giúp khoang miệng sạch sâu. Nhưng việc này sẽ khiến cho răng bạn trở nên nhạy cảm. Một số loại nước súc miệng có chứa aci, có thể ảnh hưởng ngà răng gây ê buốt răng.
Viêm xoang gây đau răng
Đau răng hàm trên có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng xoang. Vì răng hàm trên rất gần với khu vực xoang mũi nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi các vấn đề ở xoang.
Đau răng ở phụ nữ có thai
Phụ nữ có thai rất dễ gặp phải những vấn đề về răng miệng như viêm nướu, sâu răng… Do đó, sẽ không có gì kỳ lạ nếu răng và nướu cứ khó chịu mãi trong thời kỳ mang thai. Điều bạn cần làm là đến khám răng định kỳ để được chẩn đoán đúng tình trạng bệnh lý và được điều trị hiệu quả.
Viêm khớp thái dương hàm
Khớp thái dương hàm gắn kết hàm dưới với phần còn lại của hộp sọ. Khi một phần nào đó của khớp thái dương hàm không hoạt động vì chấn thương, viêm khớp, hoặc vì bất kỳ lý do gì khác, thì có thể gây ra hàng loạt các triệu chứng bao gồm đau quai hàm khi bạn nhai.
Chấn thương thần kinh
Mặc dù vấn đề này không phổ biến lắm nhưng việc chấn thương dây thần kinh sinh ba có thể là nguyên nhân khiến bạn bị đau răng. Nó gây đau thần kinh mãn tính ở một trong những dây thần kinh trong vùng đầu. Đặc biệt, cơn đau thường xuất hiện khi chải răng hoặc ăn uống.
Bệnh tim mạch
Đau nửa người trên có thể là do vấn đề tim mạch. Bạn có thể cảm thấy khó chịu ở vai, cổ, hàm hoặc răng. Hãy lưu ý nếu tình trên khó chịu này đi kèm với các vấn đề như đổ mồ hôi, tim đập nhanh, buồn nôn, đau ngực hoặc khó thở.
Tẩy trắng răng
Bạn xử lý răng ố vằng bằng phương pháp tẩy trắng? Chất tẩy trắng có thể làm ê buốt răng. Các cơn ê buốt sẽ xuất trong khoảng thời gian 2-3 ngày sau khi tẩy trắng, sau đó sẽ giảm dần. Ngoài ra, nướu răng củng sẽ bị ảnh hưởng khi bạn tẩy trắng răng.
Tụt nướu
Khi nướ bị tụt, chúng làm hở cổ chân răng gây ra tình trạng ê buốt và đau nhức. Nếu răng trong dài ra, có mủ, lở miệng hoặc hôi miệng đi kèm với các cơn đau nhức răng, chảy máu chân răng…. bạn nên khám răng để được điều trị càng sớm càng tốt.
Ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng thường xuất hiện với các triệu chứng như đau răng, đau miệng mãn tính. Đau dây thần kinh sinh ba cũng có thể do khối u đè lên dây thần kinh mặt. Tuy nhiên, điều này rất hiếm gặp.
Khẩu phần chứa nhiều chất chua
Một số thực phẩm chứa nhiều acid gây mòn men răng và không còn được bảo vệ. Thủ phạm hàng đầu bao gồm kẹo đường cứng, cà phê, trái cây họ cam quýt - như chanh, cam và bưởi - và soda.
Nôn mửa
Nói đến acid thì bao tử chúng ta chứa rất nhiều. Khi vì một lý do gì đó khiến bạn nôn mửa, acid trong dạ dày có thể ảnh hưởng tới răng. Nếu việc ói mửa diễn ra nhiều lần thì răng của bạn có thể bị tổn hại. Người mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản, phụ nữ có thai, nghiện rượu mãn tính, chứng cuồng ăn… có thể dẫn đến việc tổn thương răng miệng do nôn mửa quá nhiều.
Không uống đủ nước.
Nước ngoài việc rửa trôi vụn thức ăn thừa và mảng bám thức ăn trên răng sau khi bạn ăn, nó còn có thể cung cấp khoáng chất cho răng, chẳng hạn như Fluoride. Có một số khu vực, quốc gia, nước chứa đủ Fluoride cung cấp cho răng chắc khỏe. Nếu bạn không uống đủ nước có thể khiến răng bạn gặp nhiều vấn đề.
Bình luận
1 bình luận
ceniInfef Trả lời
04/11/2022However, effects in humans may not be clinically significant 41 lasix 20 mg