Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Điều Trị Khô Miệng

Đăng bởi Thanh Trúc vào lúc 10/06/2019


Ảnh Hưởng Của Khô Miệng

Khi khoang miệng trở nên ít nước bọt hoặc hoàn toàn khô khốc, bạn sẽ không chỉ cảm thấy khát nước mà còn gặp phải nhiều vấn đề hơn. Nước bọt có công dụng giúp bạn nếm và tiêu hóa thức ăn. Nước bọt loại bỏ thức ăn thừa và trung hòa acid giúp ngăn ngừa sâu răng.

Dissatisfied woman biting into a granola bar

Cảm giác bị khô miệng

Thiếu nước bọt khiến cho vùng niêm mạc miệng và vùng da xung quanh miệng bị khô và khó chịu. Môi có thể bị khô và nứt nẻ. Các vết loét sẽ hình thành ở khóe miệng. Lưỡi sẽ luôn cảm thấy khô và thô. Thậm chí cảm thấy khô rát mỗi khi nói chuyện hoặc nhai nuốt thức ăn.

Ảnh hưởng giao tiếp

Vì nước bọt không còn trải đều trên răng và khoang miệng để loại bỏ thức ăn thừa và mảng bám, người bị khô miệng thường bị hôi miệng. Nếu bạn tô son, son có thể dính trên bề mặt răng vì không có đủ nước bọt để bôi rửa. Giọng nói của người bị khô miệng sẽ bị khàn, khó nói chuyện.

Tác dụng phụ của thuốc

Có đến trên 400 loại thuốc có thể là nguyên nhân gây khô miệng, bao gồm cả các loại thuốc OTC chống dị ứng hoặc điều trị các triệu chứng cảm cúm. Các loại thuốc kê đơn trị bệnh cũng có thể gây ra khô miệng chẳng hạn như: cao huyết áp, hội chứng bàng quang tăng hoạt và các vấn đề nội thần kinh. Xạ trị có thể làm hỏng tuyến nước bọt. Hóa trị sẽ khiến nước bọt đặc lại, khiến miệng luôn có cảm giác khô.

Closeup of a woman reading a medication bottle

Tổn thương thần kinh

Chấn thương đầu và cổ gây tổn thương thần kinh có thể là nguyên nhân gây khô miệng. Có một số dây thần kinh mang thông điệp liên kết giữa não bộ và tuyến nước bọt. Nếu các dây thần kinh này bị tổn thương có thể ảnh hưởng đến sự liên kết của não và tuyến nước bọt gây ra khô miệng.

Một số nguyên nhân khác

Có một tình trạng bệnh lý gọi là hội chứng Sjögren có thể gây ra khô miệng. Đó là một dạng rối loạn miễn dịch. Các tế bào bạch cầu sẽ tấn công tuyến nước mắt và tuyến nước bọt của cơ thể người bệnh. Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường và bệnh nhân nhiễm HIV cũng sẽ bị khô miệng.

Hút thuốc lá sẽ làm cho tình trạng khô miệng tồi tệ hơn

Có rất nhiều lý do để bỏ thuốc lá, và khô miệng là một trong các lý do đó. Việc hút thuốc chưa hẳn là nguyên nhân chính gây khô miệng. Nhưng các loại thuốc lá, thuốc xì-gà, ống điếu hoặc bất kỳ các loại sản phẩm thuốc lá nào khác đều có thể làm cho tình trạng khô miệng trở nên trầm trọng hơn.

Closeup of a man exhaling cigarette smoke

Bác sĩ có thể điều trị vấn đề của bạn

Hãy nói với bác sĩ hoặc nha sĩ về tình trạng khô miệng của bạn. Vì nếu vấn đề khô miệng của bạn không phải do sử dụng thuốc men gây ra thì có thể bạn đã mắc phải một dạng bệnh lý như tiểu đường hoặc hội chứng Sjögren. Bác sĩ điều trị sẽ chỉ định xét nghiệm để chẩn đoán bệnh cho bạn và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Hãy bảo vệ sức khỏe răng miệng của bạn

Việc thiếu nước bọt có thể gây hại nhiều cho răng. Việc kiểm tra răng miệng định kỳ sẽ giúp ích rất nhiều cho việc phát hiện ra vấn đề khô miệng. Hãy chải răng và vệ sinh kẽ răng mỗi ngày. Nếu vào thời điểm nào đó trong ngày, bạn cảm thấy bất tiện khi chải răng sau khi ăn thì hãy súc miệng. Súc miệng với nước một cách thường xuyên nhiều lần trong ngày và dùng nước súc miệng không cồn có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn đều đặn mỗi ngày.

Vài mẹo giúp tăng sinh nước bọt

+ Hãy hỏi bác sĩ một vài loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng bổ trợ cho tuyến nước bọt.
+ Ngậm kẹo chua hoặc nhai kẹo cao su không đường có thể tăng sinh nước bọt.
+ Một số loại thuốc OTC có thể giúp làm giảm triệu chứng khô miệng.

Woman drinking water


+ Uống nước thường xuyên nhằm giúp cho môi trường trong khoang miệng luôn ẩm ướt.
+ Dùng bữa với nước hoặc sữa để tăng độ ẩm và giúp ích cho việc nhai thuốc thức ăn.
+ Phòng ngủ nên có máy tạo ẩm. Bạn chắc chắn sẽ cảm thấy tốt hơn vào mỗi sáng.
+ Tránh xa đồ uống có đường, acid hoặc caffein.
+ Thăm khám nha sĩ để kiểm tra và vệ sinh răng miệng định kỳ.

(Nguồn: /www.webmd.com/oral-health)

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: