Hội chứng TMJ là gì?

Đăng bởi Thanh Trúc vào lúc 13/06/2019


TMJ là một từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "temporomandibular joint" hay còn gọi là khớp thái dương hàm. Khớp thái dương hàm có ở hai bên của hộp sọ để liên kết hàm bên dưới với toàn bộ hộp sọ. Các mô cơ xung quanh giữ cho hoạt động khép mở hàm được thực hiện. Nhưng đôi khi, các khớp này bị lệch hoặc không hoạt động bình thường. Vấn đề sức khỏe này gọi là rối loạn khớp thái dương hàm. Có đến 15% người lớn từ độ tuổi 20 đến 40 bị mắc phải hội chứng rối loạn này và phụ nữ mắc phải bệnh này nhiều hơn nam giới.

temporomandibular joint
Khớp thái dương hàm là một trong những khớp phức tạp nhất trong cơ thể người. Khớp thái dương hàm được cấu tạo bao gồm một đĩa khớp nằm ở chính giữa 2 đầu xương hàm dưới bên dưới và đầu xương thái dương hàm trên phía bên trên. Xung quanh ổ khớp gồm có các hệ thống dây chằng và các cơ bám vào. Sự ăn khớp giữa hai hàm trên dưới cùng với hoạt động của các nhóm cơ cho phép các cử động nhai, nói, nuốt được thực hiện dễ dàng. Ngoài xương và cơ thì còn có một miếng sụn nhỏ hoạt động như một bộ phận chống sốc và bảo vệ xương khỏi bị mòn do hoạt động liên tục.
Dấu hiệu nhận biết rối loạn khớp thái dương hàm
+ Thường bị đau ở một bên hoặc cả hai bên khớp hàm.
+ Đau tai.
+ Đau mỗi khi nhai.
+ Đau vùng mặt và cổ.
+ Cơ hàm cứng, không được linh hoạt.
+ Cảm giác hàm trên và hàm dưới không khớp với nhau.
Nếu bạn cử động khớp hàm và nghe tiếng lách cách trong tai thì chưa hẳn là dấu hiệu của viêm khớp thái dương hàm. thường thì bệnh sẽ đi kèm với triệu chứng khác như đau, nhức. Có nhiều cảm giác được âm thanh ồn ồn từ bên khớp hàm mỗi khi họ mở miệng.

temporomandibular joint side view
Nguyên nhân dẫn đến rối loạn khớp thái dương hàm là do mảnh sụn liên kết bị lệch ra khỏi vị trí. Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân khác như:
+ Một chấn thương gây trật khớp hàm.
+ Lệch hàm hoặc lệch khớp cắn.
+ Thói quen nghiến răng.
+ Viêm khớp.
Có nhiều người lại cho rằng việc niềng răng hoặc các phương pháp chỉnh nha khác có nguy cơ ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm, mặc dù vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh điều này.
Nếu bạn có các triệu chứng và đi khám, bác sĩ sẽ kiểm tra một vài dấu hiệu để xác nhận như lắng nghe tiếng nhai, tiếng lách cách trong hàm, tiếng nghiến răng, kiểm tra xem hàm sẽ có xu hướng di chuyển theo những hướng nào. Bác sĩ cũng sẽ chỉ định bạn chụp X-quang hoặc một số loại hình ảnh khác giúp chẩn đoán chính xác hơn về tình trạng bệnh lý của bạn. Để điều trị, bác sĩ sẽ cho bạn một số lời khuyên như sau:
+ Dùng thuốc giảm đau (Có thể dùng dòng thuốc không kê đơn).
+ Chườm nóng hoặc chườm lạnh hai bên hàm.
+ Ăn thức ăn mềm.
+ Hạn chế hoạt động cơ hàm đến mức thấp nhất có thể.
+ Thực hiện một số động tác để kéo dãn hoặc thư giãn cơ hàm.
+ Không nên nhai kẹo cao su.

hand holding aspirin
Nghiến răng và nghiến hàm là điều mà mọi người có xu hướng làm khi gặp chuyện căng thẳng, họ có thể vô tình gây ra các vấn đề về khớp thái dương hàm. Bác sĩ sẽ khuyên bạn nên thực hiện vài phương pháp để giảm căng thẳng như: tập thể dục, thiền, tập các thói quen tốt. Có một số trường hợp sẽ phải cần đến tư vấn tâm lý để giảm tình trạng căng thẳng. Nếu bạn phải gặp phải các vấn đề với khớp thái dương hàm thì bác sĩ sẽ khuyên bạn thêm một vài điều sau đây:
+ Kê thuốc giảm đau hoặc thuốc giãn cơ.
+ Khuyên bạn ngậm miếng bảo vệ hàm ngăn nghiến răng mỗi tối.
+ Niềng răng để điều trị lệch khớp cắn.
+ Các loại thuốc chống viêm giúp giảm đau cơ hàm.
Và bạn sẽ cần thực hiện một quy trình để giải quyết vấn đề viêm khớp thái dương hàm:
+ Định hình lại khớp cắn bằng cách đặt cầu răng và mão răng.
+ Nha sĩ sẽ dùng các phương pháp nắn chỉnh răng để hàm đóng mở bình thường.
+ Điều trị triệt để viêm khớp.
+ Bác sĩ thực hiện phẫu thuật nội soi khớp.
+ Điều trị bằng tia laser ở mức độ thấp để giảm đau các mô cơ và khớp hàm.
Nếu trường hợp của bạn trầm trọng hơn, chẳng hạn như sai lệch cấu trúc khớp hàm, thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Bác sĩ sẽ mở khớp hàm để điều chỉnh hoặc có khi phải thay khớp.

Nguồn: WebMD

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: