Đau răng: nguyên nhân và cách phòng ngừa

Đăng bởi Thanh Trúc vào lúc 29/07/2019

Các cơn đau xuất hiện xung quanh vùng răng có thể do sâu răng, áp-xơ răng, răng bị bể mẻ, hậu quả của tật nghiến răng và viêm nướu.

Các triệu chứng sẽ bao gồm đau răng kéo dài và nhức răng, sưng nướu, nóng sốt và đau đầu.

Hãy đến khám tại các phòng nha hoặc bệnh viện nếu có những dấu hiệu sau đây:

+ Đau nhức răng kéo dài suốt 1-2 ngày.

+ Răng đau nhức nghiêm trọng,

+ Đau răng kèm theo nóng sốt, đau tai hoặc đau mỗi khi há rộng miệng.

Việc chẩn đoán và điều trị đúng cách các bệnh nhiễm trùng răng là việc cần thiết để ngăn chặn sự lây lan của bệnh đến các cơ quan khác của khuôn mặt và hộp sọ, thậm chí ảnh hưởng đến máu.

Điều gì xảy ra khi đến khám bệnh đau răng?

Để điều trị đau răng, nha sĩ sẽ hỏi thăm tiền sử bệnh án cả bạn, sau đó tiến hành thực hiện một số xét nghiệm và kiểm tra. Nha sĩ sẽ hỏi bạn về tình trạng đau răng: thời gian bắt đầu xuất hiện các cơn đau răng, mức độ cơn đau, vị trí tập trung của cơn đau, những điều làm cho cơn đau trở nên nghiêm trọng và những điều làm thuyên giảm cơn đau... Nha sĩ sẽ kiểm tra răng, miệng, nướu, hàm, lưỡi, cổ họng, xoang, tai, mũi và cổ. Sau đó, nha sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện xét nghiệm chụp x-quang đầu cổ hoặc các xét nghiệm khác dựa trên nghi ngờ ban đầu về tình trạng đau răng của bạn.

Điều trị đau răng như thế nào?

Các phương pháp điều trị đau răng sẽ phụ thuộc phần lớn vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu đau răng do sâu răng gây ra, nha sĩ sẽ chỉ định trám răng hoặc nhổ răng. Nếu do viêm dây thần kinh răng gây đau răng, nha sĩ sẽ thực hiện thủ thuật rút tủy răng. Đôi khi, răng bị nhiễm trùng do vi khuẩn gây hại xâm nhập, làm sưng đau hàm và gây nóng sốt, nha sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh kèm theo để điều trị triệu chứng.

Ngăn ngừa đau răng bằng cách nào?

Hầu hết nguyên nhân gây đau răng là do sâu răng. Do đó, việc luyện tập thói quen chăm sóc răng miệng mỗi ngày có thể ngăn ngừa đau răng. Chăm sóc răng miệng mỗi ngày với kem đánh răng có chứa Fluoride, vệ sinh kẽ răng mỗi ngày, súc miệng 1-2 lần/ngày với nước súc miệng diệt khuẩn và khám răng định kỳ 2 lần/năm. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên bỏ qua việc ăn uống thực phẩm có chứa ít đường. 

(Nguồn: WebMD)

Tags : kem đánh răng chứa fluoride kiến thức nha khoa ngừa sâu răng đau răng
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: