-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Ảnh hưởng của thuốc lá với sức khỏe răng miệng
Đăng bởi Thanh Trúc vào lúc 16/07/2019
Hút thuốc lá sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng như: hôi miệng, răng ố vàng, viêm tuyến nước bọt, tích tụ mảng bám và cao răng, nguy cơ viêm nướu, mất răng, tiêu xương và ung thư vòm họng.
1. Hút thuốc lá gây nguy cơ mắc bệnh về nướu
Thuốc lá làm cản trở chức năng của tế bào mô nướu, khiến nướu dễ bị nhiễm trùng dẫn đến bệnh viêm nướu - viêm nha chu. Thuốc lá cũng làm ảnh hưởng đến lưu lượng máu dẫn đến nướu làm ảnh hưởng đến quá trình điều dưỡng vết thương.
2. Ảnh hưởng của thuốc lào và xì-gà với sức khỏe răng miệng
Thuốc lào và xì-gà sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng. Những người có thói quen này thường có tỷ lệ mất răng và tiêu xương tương đương với người nghiện thuốc lá. Hút thuốc lào và xì-gà vẫn có nguy cơ mắc bệnh ung thư miệng và ung thư vòm họng và các hậu quả khác như hôi miệng, vàng răng, nha chu, viêm nướu.
3. Thuốc lá không khói có ảnh hưởng đến răng miệng hay không?
Thuốc lá điện tử có chứa ít nhất 28 loại hóa chất có nguy cơ gây ung thư vòm họng và ung thư thực quản. Các loại thuốc lá nhai có chứa hàm lượng nicotine cao hơn thuốc hút, khiến cho việc cai thuốc trở nên khó khăn hơn. Các loại thuốc lá không khói có thể gây kích ứng mô nướu, làm tụt nướu. Một khi các mô nướu bị thoái hóa làm lộ chân răng, tăng nguy cơ sâu răng. Do chân chân bị lộ ra nên răng sẽ nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với đồ ăn nước uống nóng lạnh hoặc các chất kích thích khác khiến cho việc ăn uống không thoải mái. Ngoài ra, các loại thuốc lá không khói thường có thêm đường trong thành phần để gia tăng hương vị, và vì thế cũng làm gia tăng nguy cơ sâu răng. Những người sử dụng thuốc lá nhai có nguy cơ sâu răng gấp 4 lần so với người bình thường. Thuốc lá không khói cũng có chứa cát và sạn sẽ làm mòn men răng.
4. Từ bỏ thói quen hút thuốc lá
Việc cai nghiện thuốc lá có thể giảm đáng kể các rủi ro nghiêm trọng đối với sức khỏe. Chỉ sau khoảng 10 năm bỏ thuốc lá thì tỷ lệ mắc các bệnh về nướu sẽ giảm thấp như người bình thường. Việc cai thuốc dần dần cũng sẽ có hiệu quả đáng kể cho sức khỏe răng miệng. Một số nghiên cứu cho thấy 97% người mắc bệnh leukoplakia gây tổn thương vùng miệng sau khi bỏ thuốc 6 tuần sẽ thuyên giảm hẳn các triệu chứng của bệnh.
Ngoài ra, còn nhiều lý do khác để bỏ thuốc như:
+ Khoảng 90% người bị ung thư miệng, vòm họng, thực quản và phổi có liên quan đến thuốc lá. Nghiên cứu cho thấy người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao gấp 6 lần so với người không hút thuốc.
+ Bệnh nhân đã điều trị ung thư nếu tiếp tục hút thuốc sẽ có nguy mắc phải bệnh ung thư thứ hai với tỷ lệ cao gấp 6 lần so với những người từ bỏ hút thuốc.
5. Bỏ thuốc bằng cách nào?
Để bỏ thuốc lá, các bác sĩ sẽ giúp bạn làm dịu cơn thèm nicotine bằng cách thuốc điều trị, kẹo cao su hay miếng dán nicotine. Một số sản phẩm ngăn chặn cơn thèm thuốc lá này có thể được bán ở các cửa hàng hoặc hiệu thuốc tây. một số loại thuốc điều trị khác thì cần phải được bác sĩ kê toa, chẳng hạn như Zyban. Đối với những người nghiện thuốc lá, việc cai nghiện nên thực hiện song song với điều trị bằng thuốc men. Ngoài ra, cũng có các liệu pháp điều trị và cai nghiện thuốc lá bằng dược liệu, liệu pháp tâm lý và châm cứu...
(Nguồn: WebMD)