Phương pháp ngăn ngừa hình thành cao răng

Đăng bởi Thanh Trúc vào lúc 12/07/2019

Bạn có biết việc chải răng hằng ngày, vệ sinh kẽ răng, súc miệng... đều với một mục tiêu là ngăn chặn sự hình thành và tích tụ cao răng. Vậy bạn có biết tại sao chúng ta phải loại bỏ cao răng? Hãy cùng tìm hiểu xem nhé:

1. Cao răng là gì?

Vi khuẩn luôn tồn tại trong khoang miệng dù bạn vẫn luôn vệ sinh răng miệng hằng ngày. Vi khuẩn hòa lẫn với protein và thức ăn thừa tạo ra một lớp màng dính sinh học gọi là mảng bám răng. Mảng bám này bao phủ bề mặt răng, nằm dưới nướu, bám vào chất trám hay bám vào các khí cụ chỉnh nha khác... Mảng bám mang theo vi khuẩn có khả năng làm hỏng men răng gây sâu răng. Vì thế, khi bạn thường xuyên loại bỏ mảng bám, bạn có thể ngăn ngừa sâu răng vĩnh viễn và ngăn ngừa cả các bệnh về nướu.

Tuy nhiên, nếu việc vệ sinh của bạn không kỹ lưỡng hoặc bạn không có thói quen chăm sóc răng miệng hằng ngày thì các mảng bám sẽ tích tụ và trở nên cứng dần thành cao răng. Cao răng thường tích tụ và hình thành bên dưới nướu hoặc ngay đường viền nướu răng và dễ dẫn đến các bệnh liên quan đến nướu. Cao răng chỉ có thể được loại bỏ bằng các thiết bị tại phòng nha. 

2. Cao răng gây ảnh hưởng thế nào cho răng và nướu?

Cao răng sẽ gây nhiều khó răng hơn cho việc vệ sinh răng miệng hằng ngày của bạn và dẫn đến sâu răng. Cao răng hình thành trên nướu sẽ ảnh hướng xấu đến sức khỏe nướu răng. Bởi vi khuẩn trên cao răng sẽ gây viêm và làm tổn thương nướu răng. 

Dạng bệnh nhẹ nhất của nướu răng được gọi là viêm nướu. Viêm nướu thường sẽ được cải thiện khi bạn vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách. Nếu không, bệnh viêm nướu sẽ chuyển biến tồi tệ hơn, đến mức hình thành một túi vi khuẩn giữa răng và nướu gọi là viêm nha chu. Hệ thống miễn dịch sẽ chống lại vi khuẩn tại đây. Các chất sẽ trộn lẫn vào nhau dẫn đến kết quả làm tiêu xương và làm viêm các mô nha chu (các mô giữ răng). Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy vi khuẩn gây ra các bệnh về nướu có khả năng gây ra nguy cơ cao cho bệnh tim và các vấn đề sức khỏe khác. 

3. Các mẹo giúp kiểm soát cao răng

a. Chải răng thường xuyên, ít nhất 2 lần/ngày, mỗi lần chải trong 2 phút. Nên chia hàm răng thàng 4 vùng để vệ sinh kỹ lưỡng hơn nhằm loại bỏ mảng bám. Nên dùng bàn chải có sợi lông mềm vừa phải và vừa vặn với khuôn miệng của bạn. Hãy chắc chắn rằng lông bàn chải tiếp xúc với toàn bộ bề mặt trên từng chiếc răng của bạn.

b. Các loại bàn chải tự động thường sẽ loại bỏ mảng bám tốt hơn các dòng bàn chải răng thông thường. Các dòng bàn chải tự động tốt nhất luôn có các con dấu chứng nhận của các tổ chức, hiệp hội nha khoa trên thế giới như ADA (Hiệp Hội Nha Khoa Hoa Kỳ), CODA (Ủy ban Kiểm định Nha khoa), AAO (Hiệp hội các bác sĩ chỉnh nha Mỹ)...

c. Lựa chọn kem đánh răng và nước súc miệng có chứa Fluoride. Fluoride giúp tái tạo men răng và hỗ trợ kiểm soát mảng bám. Bên cạnh đó, có một số kem đánh răng chứa chất diệt khuẩn chống lại vi khuẩn mảng bám.

d. Ngoài việc chải răng, bạn cũng nên tập làm quen với việc vệ sinh kẽ răng. Kẽ rang chính là khu vực khó vệ sinh nhất, do đó, cao răng sẽ dễ dàng tích tụ. Bằng việc sử dụng bàn chải kẽ hay chỉ nha khoa để vệ sinh kẽ răng hằng ngày, bạn có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc phải các bệnh răng miệng.

e. Súc miệng hằng ngày với nước súc miệng có chứa chất sát khuẩn giúp tiêu diệt vi khuẩn và kiểm soát mảng bám.

f. Hãy kiểm soát chế độ ăn uống của bạn. Thực phẩm có chứa đường và tinh bột sẽ giúp cho vi khuẩn phát triển mạnh hơn và giải phóng acid có hại cho men răng. Hãy ăn uống với một chế độ lành mạnh và hạn chế lượng thực phẩm chứa đường. Hạn chế ở đây không có nghĩa là từ bỏ. Bạn chỉ cần kiểm soát lượng đường, không ăn uống quá nhiều thực phẩm chứa đường. Sau khi ăn uống các thực phẩm chứa đường nhiều hãy tập thói quen súc miệng với nước lọc để loại bỏ lượng đường dư thừa trong khoang miệng.

g. Đừng hút thuốc. Hút thuốc lá hoặc các loại thuốc khác sẽ làm tích tụ cao răng với tỷ lệ cao. 

Một khi cao răng đã tích tụ trên răng thì chỉ có thể đến phòng nha để nha sĩ loại bỏ bằng các thủ thuật nha khoa. Hãy đến nha khoa khám định kỳ mỗi 6 tháng một lần để được kiểm tra và cạo vôi răng thường xuyên nhằm tránh các bệnh răng miệng. 

(Nguồn: WebMD)

Tags : kiến thức nha khoa mảng bám ngừa sâu răng
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: